Âm nhạc trong quảng cáo truyền hình Phim quảng cáo

Trở lại những năm 80, âm nhạc trong quảng cáo truyền hình thường được giới hạn trong sự lặp âm và âm nhạc kèm theo; một vài trường hợp có phần lời bài hát từ những ca khúc nổi tiếng đã được thay đổi để tạo ra bài hát chủ đề hay một đoạn lặp lại cho một sản phẩm riêng biệt. Năm 1971 một cuộc tranh cãi đã xảy ra khi bài hát viết cho quảng cáo Coca-Cola được thu âm lại như một single nhạc pop "I'd Like to Teach the World to Sing" bởi New Seeker, và trở thành một hit. Một số ca khúc poprock cũng được thu âm lại bởi những band nhạc cover để sử dụng cho quảng cáo, nhưng chi phí trả tác quyền cho những bản thâu âm gốc cho mục đích này vẫn còn cao cho đến tận cuối những năm 80.

Việc sử dụng những ca khúc nổi tiếng được thu âm từ trước trong quảng cáo truyền hình bắt đầu sớm nhất vào 1985 khi Burger King sử dụng bản thu âm gốc ca khúc "Freeway of Love" của Arethe Franklin trong quảng cáo truyền hình cho 1 quán ăn. Chuyện này cũng xảy ra năm 1987 khi Nike sử dụng bài hát thu âm nguyên bản "Revolution" của nhóm The Beatles trong một quảng cáo truyền hình về giày điền kinh. Từ đó, rất nhiều ca khúc cổ điển nổi tiếng được sử dụng theo kiểu tương tự. Các bài hát có thể để minh họa cụ thể cho một quan điểm về sản phẩm đang được bán (như "Like a Rock" của Bod Seger dùng quảng cáo cho xe tải Chevy), nhưng phổ biến hơn là chỉ đơn giản sử dụng để người nghe liên tưởng đến cảm giác thoải mái mà bài hát đó tạo ra khi trình chiếu sản phẩm. Trong một vài trường hợp ý nghĩa nguyên thủy của bài hát có thể hoàn toàn không thích hợp hoặc đối nghịch với dụng ý mà quảng cáo đưa ra; ví dụ như bài "Lust for Life" của Iggy Pop có nội dung về vấn đề nghiện heroin, lại được sử dụng trong quảng cáo về một loại du thuyền. Luật tác quyền âm nhạc với những nghệ sĩ lớn, đặc biệt là những người trước kia không đồng ý để các thu âm của mình bị sử dụng cho mục đích này, như việc Microsoft sử dụng vài hát "Start Me Up" của Rolling Stones và hãng máy tính Apple sử dụng bài "Vertigo" của U2 trở thành nguồn trong quảng cáo của chính họ.

Trong những ví dụ đầu tiên, các ca khúc thường được dùng mặc cho sự phản đối của tác giả, trước đó đã bán mất đi tác quyền để phát hành như nhạc của The Beatles có thể cho là trường hợp tiêu biểu nhất; gần đây hơn các nghệ sĩ thực ra còn xin cho các tác phẩm của mình được sử dụng trong quảng cáo. Trường hợp nổi tiếng là công ty của Levi's đã sử dụng rất nhiều các ca khúc thuộc dạng "one hit wonder" (những hit của những nghệ sĩ chỉ nổi tiếng vì 1 bài nhạc) trong quảng cáo của họ (như bài "Inside", "Spaceman" và "Flat Beat").

Đôi khi việc sử dụng một số bài hát riêng biệt trong quảng cáo cũng gây tranh cãi. Thông thường vấn đề là ở chỗ, người ta không thích ý tưởng sử dụng các ca khúc cổ động cho các giá trị chung hoặc lợi ích công cộng được dùng trong các quảng cáo. Ví dụ như việc ca khúc chống phân biệt chủng tộc "Every People" của Sly and the Family Stone được dùng trong quảng cáo xe hơi gây lên sự giận dữ trong công chúng.

Các nhạc cụ sử dụng cho nhạc quảng cáo thường thấy đầu tiên là clarinet, saxophone hoặc các nhạc cụ bộ dây (như guitar thùng/điện và violin).

Trong thời gian cuối những năm 90, đầu những năm 2000, việc sử dụng nhạc điện tử làm nhạc nền cho quảng cáo truyền hình có chiều hướng thịnh hành hơn, ban đầu là cho quảng cáo ô tô, và tiếp đến là các sản phẩm công nghệ và kinh doanh khác như máy tính và những dịch vụ tài chính.